Những điều quan trọng cần biết về bệnh ung thư vú

Những điều cần biết về bệnh ung thư vúVới nhiều phụ nữ, là một căn bệnh đáng sợ

1. Khi nào thì nên bắt đầu chụp nhũ ảnh thường xuyên?

Theo khuyến cáo, phụ nữ tuổi từ 50 – 74 cần chụp X-quang tuyến vú hai năm một lần. Tuy nhiên, TS. Monica Morrow – Trung tâm Ung thư Kettering Memorial Sloan (New York, Mỹ) cho biết, phụ nữ nên đi chụp nhũ ảnh bắt đầu khi bước sang tuổi 40, bởi vì cách tốt nhất để tìm ra những khối u nhỏ là kiểm tra nhũ ảnh hàng năm.

Tầm soát ung thư vú từ sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích, khi phát hiện khối u còn nhỏ, bạn có thể phải phẫu thuật ít hơn, hạn chế trường hợp phải cắt bỏ cả tuyến vú, ít có khả năng lây lan đến các hạch bạch huyết và bạn cũng có thể ít có khả năng phải điều trị bằng .

2. Tự kiểm tra vú giúp tầm soát ung thư vú

Không có bằng chứng cho thấy, tự kiểm tra vú có thể làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú, theo Hiệp hội Ung thư vú Quốc gia Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ vẫn khuyên bạn nên kiểm tra vú thường xuyên bởi nó có thể giúp bạn phát hiện những điều bất thường ở vú, chẳng hạn như sự xuất hiện của một cục u ở ngực.

3. Triệu chứng phổ biến của ung thư vú

Các triệu chứng phổ biến nhất của ung thư vú là sự xuất hiện của một khối u không đau trên vú, sưng, kích ứng da, đau ở núm vú, đầu vú tiết dịch. Với phương pháp chụp nhũ ảnh, bạn có thể phát hiện ung thư vú trước khi triệu chứng xuất hiện.

4. Đừng dựa vào yếu tố di truyền

Hơn 85% những phụ nữ bị ung thư vú không có tiền sử gia đình mắc bệnh, mặc dù di truyền là một yếu tố nguy cơ gây ung thư. Đây là điều rất quan trọng trong việc phát hiện sớm bởi có nhiều phụ nữ phát hiện thấy khối u nhưng lại không nghĩ rằng mình mắc bệnh do không có ai trong gia đình từng bị ung thư vú.

Những điều cần biết về bệnh ung thư vú - Ảnh 6Mặc dù di truyền là một yếu tố nguy cơ gây ung thư vú nhưng 85% bệnh nhân lại không hề có người thân trong gia đình mắc bệnh

5. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra ung thư vú

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra ung thư vú. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng mắc ung thư vú nếu bị béo phì, có người thân bị ung thư vú (cụ thể là mẹ, chị em hoặc con gái), mang gene đột biến BRCA1 và BRCA2, bắt đầu có kinh nguyệt trước 12 tuổi, sinh con lần đầu sau tuổi 30, hiếm muộn, mãn kinh muộn, sử dụng liệu pháp hormone, uống rượu…

6. Không phải người phụ nữ nào cũng cần xét nghiệm di truyền

Nếu bạn có người thân, như mẹ hoặc chị em của bạn mang đột biến gene gây ung thư vú (như BRCA1 hoặc BRCA2), cần nói chuyện với bác sỹ về các xét nghiệm di truyền.

7. Kích thước khối u không phản ánh sự nguy hiểm của bệnh

Ngay cả với một khối u nhỏ, điều này không có nghĩa là nó không hề nghiêm trọng. Bằng cách kiểm tra các khối u, các bác sỹ mới có thể xác định được khối u ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào.

8. không phải là phương pháp điều trị tốt nhất

Mặc dù cắt bỏ tuyến vú là phương pháp loại bỏ một hoặc cả hai vú, được thực hiện để điều trị bệnh ung thư hoặc ngăn ngừa sự phát triển ung thư ở những phụ nữ có nguy cơ cao nhưng TS Morrow cho rằng phương pháp này không phải là tất cả.

“Nhiều người thường nghĩ, nếu bị ung thư vú ở một bên vú, điều an toàn nhất để làm là phải cắt bỏ cả bộ ngực. Trên thực tế, rủi ro bị ung thư vú ở vú bên kia có thể khó xảy ra vì các phương pháp đều ngăn chặn nguy cơ lây lan của các tế bào ung thư. Vì vậy, phương pháp này chỉ nên thực hiện khi bác sỹ hội chẩn và cho rằng đó là điều cần thiết nhất phải làm”, TS Morrow chia sẻ.

9. Cách giảm nguy cơ ung thư vú

Lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, đó là có chế độ ăn nhiều rau quả, trái cây có chứa chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng chống ung thư, thường xuyên tập thể dục, giảm thiểu rượu và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>