Chăm lo răng miệng cũng có thể ngừa ung thư

miệng hay khoang miệng là loại u ác tính có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lợi, lưỡi, môi, má, vòm miệng, sàn miệng. Thống kê trên thế giới cho thấy miệng là một trong sáu loại thường gặp nhất. Càng ngày, người ta thấy tỷ lệ miệng trong cộng đồng càng tăng dần lên, đặc biệt với người trẻ. Ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, miệng chiếm đến 40% số bệnh nhân . Trên thế giới, hàng năm, người ta ước tính có khoảng 500.000 trường hợp mắc mới và có khoảng 1,5 triệu người đang sống chung với bệnh miệng.

Chăm lo răng miệng ngừa ung thư - Ảnh 1
Rượu và đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây nên ung thư khoang miệng

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính gây ung thư miệng đến nay chưa rõ, nhưng chắc chắn người ta đã xác định được các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư miệng đó là: Sử dụng thuốc lá ở các dạng khác nhau (có kèm theo hoặc không kèm theo uống rượu) như hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc, nhai trầu thuốc. Những người dùng thuốc lá có kèm uống rượu thì nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn. Những yếu tố gây ung thư khoang miệng khác nữa là nghiện rượu nặng, nhiễm virus HPV (Human Papiloma Virus), Các tổn thương tiền ung thư khác của khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài…

Như vậy, có thể nói bệnh ung thư miệng là bệnh có thể phòng tránh được bằng cách loại trừ các nguy cơ này.

Biết sớm, trị tốt

Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ và có thể tự mình phát hiện những dấu hiệu lạ này. Ở thời kỳ này việc chẩn đoán xác định rất dễ dàng bằng cách cắt tổn thương nghi ngờ làm mô bệnh học dưới tác dụng gây tê tại chỗ.

Có nhiều dạng ung thư khoang miệng với những biểu hiện khác nhau. Vết loét lâu liền cỡ một hạt gạo không đau, mầu trắng hoặc đỏ là những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết ung thư khoang miệng. Một vết loét không đau ở bờ lưỡi, dày lên một lớp trắng… là biểu hiện ung thư lưỡi ở người hút thuốc lá. Một hạt nhỏ không đau ở môi hoặc khóe môi là biểu hiện cả ung thư môi… Bệnh nặng thêm thì nhai đau, nuốt vướng, nói khó, đau răng, nhức tai…

Chăm lo răng miệng ngừa ung thư - Ảnh 2
Khám định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm những bất thường

Ngoài ra, ung thư miệng có thể có các biểu hiện như: Loét bờ gồ, có hoại tử trung tâm vết loét; Các ổ loét ở các đường nứt sâu trên lưỡi; Các loét nham nhở ở niêm mạc miệng, dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ; Các mảng cứng ở miệng; Các quá sản lợi khu trú ở một răng hay một nhóm răng.

Để giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm ung thư miệng, khi có các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến khám các cơ sở chuyên khoa phẫu thuật miệng hàm mặt:

– Bất cứ vết loét nào tồn tại trong miệng trên 2 tuần;
– Bất cứ chảy máu nào trong miệng không giải thích được;
– Sờ thấy bất cứ mảng cứng nào trong miệng;
– Bất cứ mảng trắng nào trong miệng;
– Bất cứ mảng đỏ hay đỏ trắng nào trong miệng;
– Hàm giả đang sử dụng bình thường tự nhiên không đeo được hoặc lắp không khít;
– Đau, khó vận động lưỡi;
– Đau xương hàm;
– Đau khi nuốt;
– Đau khi ăn nhai;
– Đau họng.

Khi có các dấu hiệu trên, cần đến ngay cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ làm các quy trình sau để khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân: Khám đánh giá tổn thương; Gây tê tại chỗ, cắt tổn thương để làm mô bệnh học; Một số trường hợp nếu tổn thương nghi ngờ lan rộng hoặc ở sâu, để giúp cho chẩn đoán và , thầy thuốc có thể chỉ định cho làm thêm các thăm dò khác như chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp PET scan… tùy theo sự đánh giá tổn thương khi thăm khám.

Ðiều trị như thế nào?

Thường trong miệng ai cũng có khi bị lở loét, đau rát, nên triệu chứng sớm của ung thư miệng dễ bị bỏ qua, nhất là không thấy đau. Coi chừng bất cứ vết lở loét kéo dài khoảng 3 tuần lễ. Ung thư phát hiện sớm, điều trị đúng cách trị tốt khoảng 60 – 70%. Ung thư lan rộng thì tỷ lệ khỏi bệnh thấp.

Điều trị ung thư miệng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là phẫu thuật, và điều trị hóa chất. Với các ung thư miệng đến sớm, việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u có kết quả rất khả quan. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên đến 85%.

Tùy theo tiến triển của u, có thể áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau: Cắt bỏ u đơn thuần; Cắt u và nạo vét hạch cổ; Cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo.

Xạ trị có thể được sử dụng phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị, tuy nhiên nó cũng có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, sâu răng, loét, chảy máu khoang miệng, hoại tử xương hàm…

Hóa trị liệu có thể dùng phối hợp với xạ trị trong một số trường hợp để làm tăng tác dụng của xạ trị. Hóa trị thường gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc.
Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Trong năm đầu, bệnh nhân cần được khám lại mỗi tháng 1 lần; Năm thứ 2 cần khám lại 2 tháng một lần; Các năm sau khám lại sau mỗi 6 tháng. Mục đích của việc khám định kỳ là để điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, bệnh quanh răng, cải thiện chất lượng cuộc sống và đặc biệt để phát hiện xử trí tái phát hoặc các ổ ung thư mới nếu có.
Chăm sóc răng miệng để phòng bệnh
Theo GS.TS Nguyễn Chấn Hùng, việc hút thuốc lá + uống rượu làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư so với những người không hút thuốc, uống rượu. Những người vệ sinh răng miệng kém cũng làm tăng nguy cơ bệnh.

Chăm lo răng miệng ngừa ung thư - Ảnh 3
Vệ sinh răng miệng từ nhỏ để tránh các yếu tố nguy cơ

Để phòng ngừa ung thư miệng cần loại trừ những yếu tố nguy cơ này khỏi cuộc sống. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:

- Bỏ thuốc lá để tránh cho các tế bào khoang miệng tiếp xúc hóa chất gây ung thư;
– Không uống rượu quá mức;
– Tăng cường ăn các loại rau quả giàu vitamin, đặc biệt là cà rốt;
– Riêng với ung thư môi, để phòng ngừa nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều và nên dùng kem bảo vệ môi khi ra nắng;
– Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần ở các cơ sở chuyên khoa.

Ngoài ra, nên tuân thủ theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh để tự bảo vệ mình trước căn bệnh nguy hiểm ung thư. Lời khuyên là:

– Ăn nhiều rau quả tươi và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bởi đây là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết sẽ giúp cơ thể có được sức đề kháng tốt để chống lại các yếu tố gây ung thư. Mỗi người mỗi ngày nên ăn ít nhất 500g rau tươi và quả chín, nên ăn đa dạng các loại rau xanh, quả tươi để thay đổi khẩu vị và tạo nên sự dồi dào của các vitamin, khoáng chất tự nhiên do chúng mang lại.
– Hạn chế ăn thịt màu đỏ, chất béo và muối trong bữa ăn hằng ngày. Nên chọn lọc thực phẩm ít chất béo, có thể sử dụng các loại sữa đã tách bơ, ăn ít các món chiên, xào, hạn chế ăn mặn tối đa.
– Chất lượng thực phẩm phải được đảm bảo tươi sống, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Ăn chín uống sôi. Không chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao, nướng rán thực phẩm quá cháy.
– Ðảm bảo cân nặng cơ thể hợp lý: đừng để quá gầy hay quá béo. Thường xuyên rèn luyện thân thể bằng các môn thể thao phù hợp với cân nặng và sức khỏe của mình.

Nguyệt An

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>